Welcome, Log in

Hoành phi - Câu đối

Hoành phi có thể đặt ở mọi nơi thờ tư:
Hoành phi (H:橫扉,A: The horizontal lacquered board, P: Le panneau laqué horizontal) nguyên nghĩa là bảng nằm ngang vốn là bức thư họa 書畫 (tranh chữ), được dùng rộng rãi trong dân gian (đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở...). Hoành phi có nhiều loại, có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt. Tuy nhiên, đặc sắc và độc đáo nhất phải kể đến những hức hoành phi được làm bằng kỹ thuật "chạm đắp", với việc chạm riêng một vài chi tiết như đầu rồng, đầu chim, các loại hoa văn...sau đó đắp vào bức chính. Hoành phi được làm bằng gỗ không mọt (như gỗ mít), được chạm lộng, chạm đắp, gắn kết với nhau thông qua ngàm mộng chứ không dùng đinh. Hoành phi cổ thường được cấu tạo theo hai dạng chính là dạng hình chữ nhật và hình cuốn thư, ngoài ra còn có bức dạng chiếc khánh, hình ô van.
Những chữ Hán (không dùng chữ Nôm) viết trên hoành phi (大字 đại tự) thường theo 3 kiểu cơ bản là chữ chân 真, chữ thảo草, chữ triện 篆. Nội dung có khi bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên và những người có công với đất nước, thông thường chỉ có từ ba đến bốn chữ như: 万古英灵 "Vạn cổ anh linh" (muôn thuở linh thiêng), 留福留摁 Lưu phúc lưu ân (Lưu giữ mãi ơn đức), 護國庇民 Hộ quốc tí dân (bảo vệ nước che chở dân); có khi mang ý nghĩa chúc tụng như 僧财进禄 "Tăng tài tiến lộc" (được hưởng nhiều tài lộc), 福禄寿成 "Phúc lộc thọ thành" (được cả phúc, lộc, thọ), 家门康泰 Gia môn khang thái (Cửa nhà rạng rỡ yên vui)... Những chữ lạc khoản nhỏ hơn được ghi ở một hoặc hai bên bức hoành phi sẽ cho chúng ta biết thông tin về chủ nhân của hoành phi, người viết, người tặng, sự kiện tạo ra bức hoành phi đó, về thời gian xây dựng đình, đền, nhà thờ họ...Hình trang trí trên các bức hoành phi như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thời (mai, lan, cúc, trúc), hình quyển sách và cây bút, hình thanh gươm... ngoài việc làm nổi bật thêm nội dung của những chữ trên bức hoành phi, còn thể hiện sự sáng tạo và thẩm mỹ của người tạo tác.
Hoành phi được treo ở những nơi thờ cúng như đình, đền, nhà thờ họ, phía trên bàn thờ gia tiên, nơi lăng mộ...Vị trí của hoành phi thường treo ngay ngắn nơi chính giữa hoặc những vị trí trang trọng khác của đền, đình hoặc ngôi nhà, hướng ra ngoài, cố định và ít di chuyển, tạo cảm giác bền vững, lâu dài. Có gia đình chỉ treo tại bàn thờ tổ tiên một bức hoành phi, nhưng cũng có gia đình treo đến hai ba bức, thường là gia đình khá giả. Xưa, những nhà nghèo không có hoành phi bằng gỗ thường dùng những tấm cót, nẹp vào rồi dán những tấm giấy đỏ có viết đại tự lên.
Ngày nay, những bức hoành phi cổ, vốn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa còn lại không nhiều. Ở một số di tích người ta đã đưa những tấm hoành phi mới vào để thay thế cho các bức cũ đã bong sơn, long mộng hoặc tạo bức Hoành phi mới hoàn toàn.Trong buổi gặp mặt Rằm tháng Giêng năm Đinh Hơị tại nhà mẫu thân tôi đư ảa ý kiến và đại diện 24 gia đình Lương Đức tại Lào Cai đã nhất tâm công quả được 2.000.000 đ và tối đã đạt bức Hoành phi mang dòng chữ 海德山功 (Hải Đức sơn công) với nghĩa Công Đức của Tổ tiên cao như núi, sâu như biển đồng thời có chữ Hoành phi (H:橫扉,A: The horizontal lacquered board, P: Le panneau laqué horizontal) nguyên nghĩa là bảng nằm ngang vốn là bức thư họa 書畫 (tranh chữ), được dùng rộng rãi trong dân gian (đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở...). Hoành phi có nhiều loại, có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt. Tuy nhiên, đặc sắc và độc đáo nhất phải kể đến những hức hoành phi được làm bằng kỹ thuật "chạm đắp", với việc chạm riêng một vài chi tiết như đầu rồng, đầu chim, các loại hoa văn...sau đó đắp vào bức chính. Hoành phi được làm bằng gỗ không mọt (như gỗ mít), được chạm lộng, chạm đắp, gắn kết với nhau thông qua ngàm mộng chứ không dùng đinh. Hoành phi cổ thường được cấu tạo theo hai dạng chính là dạng hình chữ nhật và hình cuốn thư, ngoài ra còn có bức dạng chiếc khánh, hình ô van.
Những chữ Hán (không dùng chữ Nôm) viết trên hoành phi (大字 đại tự) thường theo 3 kiểu cơ bản là chữ chân 真, chữ thảo草, chữ triện 篆. Nội dung có khi bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên và những người có công với đất nước, thông thường chỉ có từ ba đến bốn chữ như: "Vạn cổ anh linh" (muôn thuở linh thiêng), Lưu phúc lưu ân (Lưu giữ mãi ơn đức),Hộ quốc tí dân (bảo vệ nước che chở dân); có khi mang ý nghĩa chúc tụng như "Tăng tài tiến lộc" (được hưởng nhiều tài lộc),"Phúc lộc thọ thành" (được cả phúc, lộc, thọ), Gia môn khang thái (Cửa nhà rạng rỡ yên vui)... Những chữ lạc khoản nhỏ hơn được ghi ở một hoặc hai bên bức hoành phi sẽ cho chúng ta biết thông tin về chủ nhân của hoành phi, người viết, người tặng, sự kiện tạo ra bức hoành phi đó, về thời gian xây dựng đình, đền, nhà thờ họ...Hình trang trí trên các bức hoành phi như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thời (mai, lan, cúc, trúc), hình quyển sách và cây bút, hình thanh gươm... ngoài việc làm nổi bật thêm nội dung.


(Các) nguồn
Phong tục Việt Nam của Phan Kế Bính
Việc họ của Tân Việt
Từ điển Văn hóa
Khảo sát thực tế


Video Showroom Sài Gòn

Bài viết mới

Không có thêm tin RSS

Giỏ hàng  

Không có sản phẩm

Vận chuyển 0₫
Tổng 0₫

Thanh toán

Thống kê

Số người đang Online: 9
Truy cập hôm nay: 764
Tổng số lượt truy cập: 537082
IP của bạn: 3.144.228.91

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ GIA NGUYỄN

Trụ sở chính: Số 7/N3 - Tập thể Công ty XD Số 2 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội
CN Phía Nam: Số 129A, đường Cộng Hòa, P12, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Mobile: 0944 444 080 Or 01655 555 055 - Hotline: 0988 888 081
Coppyright © 2010 Gia Nguyen Company™ Solutions, Inc. All rights reserved
Website: www.noithatgianguyen.com - Email: dogogianguyen@gmail.com

Đơn vị bảo trợ: Hiệp hội làng nghề Truyền thống Đại Nghiệp - Phú Xuyên - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Nghệ nhân Nguyễn Xuân Chiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội
Xưởng SX: Làng nghề Đồ gỗ truyền thống Đại Nghiệp - Phú Xuyên - Hà Nội
Tel (Xưởng SX): (04) 33 795726 - Mobile: 0944 41 1960
Đại diện thương mại: Công ty Cổ phần Thương mại và Nội thất Gia Nguyễn